Hotline: + 84 (254) 3610 777 - 0905 73 78 79

Nhiều doanh nghiệp chưa biết cách xây dựng thương hiệu

Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, thương hiệu là điều có ý nghĩa rất lớn, thậm chí mang tính sống còn của doanh nghiệp. Tuy nhiên, trong thời gian qua, vấn đề xây dựng thương hiệu vẫn chưa được cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam chú trọng. Phóng viên Báo BR-VT đã có cuộc trao đổi với giáo sư Tôn Thất Nguyễn Thiêm (Giám đốc chương trình đào tạo INTL MBA và PHD của NYENRODE BUSINESS UNIVERSITY tại Việt Nam) – người có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực Marketing – nhân dịp ông tham gia hội thảo “Thương hiệu: tài sản và giá trị” do VCCI Vũng Tàu phối hợp với Hội Marketing Việt Nam tổ chức.
* Thương hiệu là tài sản vô hình nhưng có giá trị rất lớn, thậm chí còn mang tính sống còn của doanh nghiệp. Vậy, ông đánh giá thế nào về ý thức xây dựng thương hiệu của cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam nói chung và Bà Rịa- Vũng Tàu nói riêng?– Trong thời gian qua, cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam, trong đó có BR-VT nói riêng vẫn chưa chú ý nhiều đến việc xây dựng thương hiệu mà chỉ chú ý đến tiếng tăm của nhãn hiệu. Nghĩa là vẫn còn sự nhầm lẫn giữa thương hiệu và nhãn hiệu. Việc xây dựng thương hiệu không nằm trong chương trình quảng cáo hình ảnh, mà nó là hành vi cụ thể của sản phẩm, ứng xử đối với thị trường và người tiêu dùng. Hành vi đó được thể hiện thông qua một sản phẩm dịch vụ cung ứng chất lượng và quyết tâm theo nghề của doanh nghiệp. Cho nên nếu doanh nghiệp đang làm việc tốt trong lĩnh vực này sau đó nhảy sang một lĩnh vực khác thì vô hình chung mất đi sự tin tưởng của người tiêu dùng. Và nếu khách hàng mất đi lòng tin thì thương hiệu đó sẽ khó tồn tại.* Trong thời gian gần đây dư luận rất bất bình về việc một số doanh nghiệp có uy tín trên thị trường nhưng chưa thể hiện hết trách nhiệm đối với cộng đồng, mà cụ thể là bảo vệ môi trường, ông nghĩ thế nào về vấn đề này?– Đúng là đã có nhiều doanh nghiệp tốn rất nhiều công sức mới xây dựng được thương hiệu để khi nói đến một loại sản phẩm, người tiêu dùng nghĩ ngay đến thương hiệu đó. Thế nhưng, chỉ vì lợi nhuận mà doanh nghiệp đã quên mất trách nhiệm với cộng đồng. Và như vậy, uy tín của doanh nghiệp cũng mất, từ đó người tiêu dùng sẽ tẩy chay sản phẩm của họ. Ví dụ như sản phẩm bột ngọt Vedan. Đã từ lâu, người tiêu dùng rất ưa chuộng sản phẩm này nhưng qua sự việc Vedan “giết chết” sông Thị Vải, người tiêu dùng ít nhiều đã quay lưng với sản phẩm bột ngọt Vedan.* Theo ông để xây dựng và giữ vững thương hiệu thì các doanh nghiệp vàø phải hội đủ những điều kiện gì?– Cơ bản là doanh nghiệp phải có tầm nhìn dài hạn và biết nhìn rõ sứ mệnh của mình trong nghề nghiệp. Sứ mệnh của doanh nghiệp không phải là duy nhất chỉ là lợi nhuận mà doanh nghiệp đó phải có trách nhiệm đối với cộng đồng. Trách nhiệm đối với cộng đồng đơn giản là làm tốt, làm đúng những lời mình đã nói. Trách nhiệm cộng đồng phải được nhìn nhận là sáng tạo, tin tưởng cho công chúng. Đó là yếu tố để xây dựng một thương hiệu bền vững. Ngoài ra, doanh nghiệp cũng phải có sản phẩm chất lượng, an toàn, hình thức mẫu mã bắt mắt…Thương hiệu có thể quy ra bằng tiền trên cơ sở so sánh cùng một sản phẩm và dịch vụ cung ứng như nhau trên thị trường nhưng với doanh nghiệp có thương hiệu mạnh thì giá bán của sẽ cao hơn, vượt trội hơn và điều đó chứng minh thương hiệu, thế mạnh của doanh nghiệp.* Xin cảm ơn ông!Thu Thảo
(thực hiện)