Hotline: + 84 (254) 3610 777 - 0905 73 78 79

Tìm hiểu cấu tạo và nguyên lý hoạt động của máy đo gió cầm tay

Bạn có biết, làm cách nào mà máy đo gió có thể đưa ra các kết quả đo chính xác? Bài viết dưới đây sẽ chỉ ra cách thức hay nguyên lý hoạt động của máy đo gió, cùng tìm hiểu thêm nhé!

Máy đo tốc độ gió cầm tay trở thành sản phẩm không thể thiếu được trong nhiều lĩnh vực hiện nay. Người ta dựa vào ứng dụng của máy mang lại để phục vụ cho các công việc thường ngày. Để biết về nguyên lý hoạt động của máy, trước hết bạn cần tìm hiểu cấu tạo của máy đo này, từ đó sẽ thấy được cách thức mà các máy đo gió thực hiện phép đo của mình.

Cấu tạo của máy đo gió cầm tay

Tùy theo chức năng đo mà các máy đo gió cầm tay được cấu tạo khác nhau nhưng nhìn chung, mỗi máy đo gió đều được cấu tạo bởi 2 bộ phận chính là máy chính và bộ phận phát hiện gió.

1. Phần máy chính

Phần máy chính là bộ phận được cấu tạo với chức năng tính toán, đo đạc và đưa ra kết quả đến người dùng. Máy chính là phần quan trọng của một máy đo gió. Bạn có thể thấy được hầu hết các máy đo gió cầm tay đều được thiết kế với bộ phận máy chính rất chắc chắn, tiện dụng.

  • Đây là cơ quan đầu não của một chiếc máy đo gió. Ở bộ phận này cho phép thực hiện các phép toán, các câu lệnh điều chỉnh thực hiện đo đạc đối với máy đo của bạn.
  • Máy chính với các núm điều chỉnh, màn hình LCD hiển thị cho phép hiển thị kết quả đo. Màn hình thường có hỗ trợ sáng giúp cho việc quan sát dễ dàng.
  • Máy chính còn có chức năng cung cấp năng lượng cho hoạt động của tổng thể máy. Ở bộ phận này, nguồn điện hoặc nguồn pin kết nối hỗ trợ cho máy làm việc tốt nhất.

2. Bộ phận phát hiện gió của máy đo gió

Bộ phận phát hiện gió của máy đo gió chính là vị trí quan trọng nhất của một máy đo gió. Tùy chức năng mà mỗi máy đo được thiết kế với một bộ phận đo gió nhất định.

Đối với các loại máy đo gió đơn giản từ 2-3 chức năng đo, máy thường được tích hơp phần máy chính và bộ phận phát hiện gió của máy đo gió. Điều này thuận tiện cho việc bảo quản máy khi di chuyển. Thiết bị đo được gắn luôn vào máy đo gió, hạn chế hỏng hóc,…

Đối với các loại máy đo gió cho phép đo đa chức năng như nhiệt độ, độ ẩm, áp suất, vận tốc,… các sản phẩm này đều được thiết kế dây đo với đầu dò (bộ phận phát hiện gió) riêng biệt. Đây là bộ phận trực tiếp phát hiện, đưa ra các số liệu để máy đo có thể tính toán và cho kết quả chính xác, nhanh nhất.

Nguyên lý hoạt động của máy đo gió cầm tay

Máy đo gió cầm tay hoạt động theo cách chuyển đổi năng lượng cơ học thành các xung điện, các xung điện được giải mã trở thành thông số kỹ thuật. Nguyên tắc tiến hành đo gió của một máy đo gió như sau:

  • Sau khi khởi động và cài đặt các chế độ đo gió, bộ phận phát hiện gió tiếp xúc trực tiếp với nguồn gió bằng đầu dò, cánh quạt,… tạo nên tiếp xúc của nguồn gió và thiết bị phát hiện gió.
  • Mỗi khi có nguồn gió đi qua bộ phận phát hiện gió, nguồn gió phá vỡ một chùm ánh sáng và tạo ra một xung hiện tại.
  • Một mạch điện tử nhân các xung và sử dụng chúng để tính toán tốc độ gió. Các thông số đo được đọc và chuyển đến máy chính phục vụ cho việc tính toán và đưa ra kết quả chính xác.

Các máy đo gió khác bao gồm máy đo tốc độ gió dạng cối xay gió, dạng dây và dạng doppler. Do đó, một máy đo tốc độ gió cầm tay là một trong những thiết bị đơn giản nhất để đo vận tốc gió.

Chúng tôi vừa gửi đến bạn Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của máy đo gió cầm tay. Hiểu được cấu tạo và nguyên lý hoạt động của máy đo gió cầm tay giúp bạn thao tác, vận hành máy đo gió chính xác, hiệu quả nhất. Nếu bạn cần tư vấn thêm về sản phẩm, hãy liên hệ ngay với Hải Ngọc qua (0254) 3610 777 để được hỗ trợ tốt nhất.